Thường xuyên ngáy to – cảnh báo hội chứng ngưng thở khi ngủ
1. Ngáy to khi ngủ có phải là bình thường?
Hiện tượng phát ra âm thanh (ngáy) khi ngủ là rất phổ biến, xảy ra khi không khí đi qua đường hô hấp bị cản trở, làm rung các mô mềm và tạo ra tiếng ồn. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường, có thể là hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea) – một rối loạn giấc ngủ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim, tai biến mạch máu não… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn từng đợt trong lúc ngủ, gây gián đoạn hơi thở tạm thời. Mỗi lần ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến hơn một phút, khiến lượng oxy trong máu giảm đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch và não bộ.
Các loại ngưng thở khi ngủ
- Ngưng thở tắc nghẽn (OSA): Xảy ra do đường thở bị chặn bởi mô mềm trong cổ họng.
- Ngưng thở trung ương (CSA): Do não không gửi tín hiệu đúng đến cơ hô hấp.
- Ngưng thở hỗn hợp: Kết hợp cả hai loại trên.
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?
Nếu bạn thường xuyên ngủ ngáy to kèm theo các triệu chứng như sau, hãy cảnh giác:
- Ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm
- Thở hổn hển, giật mình khi ngủ
- Buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày dù ngủ đủ giấc
- Đau đầu buổi sáng, khó tập trung, suy giảm trí nhớ
- Huyết áp cao, tim đập nhanh, khó thở về đêm
3. Mức độ nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea) không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Thiếu Oxy kéo dài – gây hại cho não và tim
Khi ngưng thở, lượng oxy trong máu giảm mạnh, khiến não bộ và tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt này. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến:
- Đột quỵ: Do não bị thiếu oxy kéo dài.
- Suy tim, nhồi máu cơ tim: Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2-4 lần so với người bình thường.
- Rối loạn nhịp tim: Dễ dẫn đến rung nhĩ và tăng nguy cơ đột tử khi ngủ.
Nguy cơ tử vong cao trong khi ngủ
Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ đột tử cao hơn 3-4 lần so với người bình thường, đặc biệt là khi:
- Ngưng thở kéo dài trên 10 giây/lần và lặp lại hơn 30 lần/giờ.
- Những người có bệnh lý về bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
Tăng nguy cơ tai nạn giao thông
Những người ngưng thở khi ngủ thường xuyên, buồn ngủ ban ngày dễ mất tập trung, phản xạ kém, dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông: theo nghiên cứu, tài xế mắc hội chứng này có nguy cơ gây tai nạn cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.
Suy giảm trí nhớ, dễ dẫn đến Alzheimer
Tình trạng thiếu oxy kéo dài khi ngủ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, suy giảm trí nhớ và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Khả năng tập trung kém, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Tăng nguy cơ mắc Alzheimer do tổn thương các tế bào não.
Gây ra béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có mối liên hệ mật thiết với béo phì và tiểu đường. Khi ngủ không đủ sâu, cơ thể sản sinh nhiều ghrelin (hormone kích thích thèm ăn), khiến người bệnh ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt và tinh bột, dẫn đến béo phì.
Ngưng thở khi ngủ làm giảm độ nhạy insulin, tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
4. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Nội Soi Tai – Mũi – Họng
- Kiểm tra cấu trúc đường hô hấp để xem có tắc nghẽn do amidan to, vòm họng hẹp hay lưỡi tụt vào sau không.
Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography – PSG)
- Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh nhân sẽ được gắn các cảm biến để theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy, sóng não và cử động cơ thể trong khi ngủ.
Nếu có trên 5 lần ngưng thở hoặc giảm thông khí mỗi giờ, bạn có thể được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đo độ bão hòa Oxy trong máu (SpO2 ban đêm)
- Nếu chỉ số SpO2 giảm dưới 90% trong lúc ngủ, có thể bạn đang bị thiếu oxy do ngưng thở.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch, huyết áp và tinh thần. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu như ngủ ngáy to, mệt mỏi sau khi ngủ dậy hay buồn ngủ ban ngày kéo dài, đừng chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Gia Định cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng cho người lớn và trẻ em, đặc biệt chuyên sâu điều trị khiếm thính, bao gồm: tư vấn, thăm khám, chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhất.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: (028)3512 4688
- Đặt hẹn online: https://bvdkgiadinh.com/
- Địa chỉ: 425 – 427 – 429 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Với chất lượng y khoa tốt nhất, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện!