Đo thính học chuyên sâu & điều trị giảm thính lực bằng phương pháp hiện đại
Thính giác là một trong năm giác quan của cơ thể người, là bộ phận quan trọng giúp tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai trong. Một khi bộ phận này bị thương tổn thì có thể gây điếc nặng, điếc đặc, điếc hoàn toàn. Đo thính lực là một trong những phương pháp giúp kiểm tra tình trạng tiếp nhận âm thanh hiệu quả và an toàn nhất.
Các phương pháp đo thính lực
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Gia Định được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại có thể đo thính lực khách quan, dễ dàng và không gây đau đớn bằng nhiều phương pháp khác nhau:
- Đo nhĩ lượng: Nhĩ lượng đồ được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Phương pháp này không gây đau, tốn ít thời gian và đặc biệt rất nhạy đối với các trường hợp tổn thương tai giữa.
- Đo phản xạ cơ bàn đạp: Đo phản xạ cơ bàn đạp là phương pháp thăm dò chức năng nghe khách quan, đánh giá hoạt động của cơ bàn đạp ở tai giữa với âm thanh lớn. Đo phản xạ cơ bàn đạp có vai trò quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thần kinh thính giác.
- Đo âm ốc tai (OAE): Đo âm ốc tai là nghiệm pháp thăm dò khách quan, đánh giá những tổn thương tại ốc tai. Phương pháp này giúp phát hiện sớm khiếm thính ở trẻ sơ sinh, đặc biệt người thân có thể ở bên cạnh trẻ khi đo.
- Đo điện thính giác thân não (ABR): ABR là một nghiệm pháp sinh lý để kiểm tra sự đáp ứng của não với âm thanh, từ đó giúp kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống nghe từ tai đến cầu não. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để tầm soát thính lực ở trẻ sơ sinh. Nhược điểm của phương pháp này là trẻ không nằm yên khi đo cần dùng thuốc an thần để gây ngủ.
- Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR): Biện pháp này thường kết hợp kèm với ABR, thực hiện trong khi trẻ đang ngủ để ghi lại đáp ứng từ dây thần kinh thính giác đến cầu não. ASSR kiểm tra được thính giác của trẻ ở một tần số cụ thể hơn, nhờ đó có thể giúp bác sĩ dự đoán được mức độ nghe cho một loạt các âm thanh với độ chính xác tăng lên. Ngoài ra, ASSR cho phân biệt giữa điếc nặng và sâu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ASSR không phân biệt được giữa mất thính lực nhẹ và nghe bình thường nên có khả năng chẩn đoán sai cho trẻ bị mất thính giác nhẹ.
Lựa chọn phương pháp phù hợp
Mỗi độ tuổi sẽ có các phương pháp kiểm tra thính lực khác nhau để phù hợp với khả năng nhận thức và hoạt động của mỗi cá nhân.
Trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển
- Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR.
- 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
- Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)
- 3 đến 5 tuổi: đo thính lực – chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR, ASSR.
- Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn.
Khi nào nên đo thính lực?
Theo thống kê, cứ 3 trong số 1000 trẻ sinh ra sẽ gặp vấn đề về thính giác và bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn. Do vậy, thay vì bỏ nhiều thời gian để chờ đợi, phỏng đoán và hoài nghi về khả năng nghe của trẻ thì việc đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để đo thính lực sẽ giúp mang lại kết quả nhanh hơn và chính xác hơn.
Mặt khác, nghe kém, thính lực giảm sút không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận âm thanh mà còn có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Can thiệp và phát hiện sớm chính là cách bảo vệ thính giác luôn khỏe mạnh.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi đo thính lực trong các trường hợp sau:
- Trẻ không có phản ứng với tiếng gọi hay tiếng động lớn;
- Không có biểu hiện bập bẹ hay cố gắng bắt chước âm thanh;
- Trẻ 12 tháng tuổi nhưng vẫn không thể hiểu được các cụm từ đơn giản;
- Không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra;
- Không bắt chước giọng nói hoặc sử dụng những từ đơn giản;
- Không nghe được âm thanh của tivi ở mức bình thường;
- Nói chuyện quá lớn;
- Thường xem tivi và nghe nhạc ở âm lượng cao bất thường;
- Trẻ chậm nói, nói không rõ.
Không chỉ đối với trẻ em mà ngay cả người lớn nếu cảm thấy sức nghe giảm sút, thường không nghe thấy tiếng gọi hay tiếng động xung quanh thì việc kiểm tra, đo thính lực là rất cần thiết.
Tầm soát thính lực
Đặt lịch khám & kiểm tra thính lực
Quy trình kiểm tra thính lực rất đơn giản, chỉ khoảng từ 10-15 phút. Trong trường hợp phát hiện giảm thính lực sớm, có thể điều trị nhẹ nhàng bằng áp dụng phương pháp đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai. Nếu phát hiện muộn, phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn, thời gian hồi phục chậm hơn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Kỹ thuật đo thính lực tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Gia Định do đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực hiện, với hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Gia Định cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa Tai Mũi Họng cho người lớn và trẻ em, đặc biệt chuyên sâu điều trị khiếm thính, bao gồm: tư vấn, thăm khám, chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhất.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ:
- Hotline: (028)3512 4688
- Đặt hẹn online: https://bvdkgiadinh.com/
- Địa chỉ: 425 – 427 – 429 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Với chất lượng y khoa tốt nhất, chúng tôi tin rằng bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện!